Hiển thị các bài đăng có nhãn An Dương Vương. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn An Dương Vương. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 20 tháng 8, 2015

Bắc thuộc lần thứ nhất (207 TCN - 39)

Thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất trong lịch sử của nước ta bắt đầu khi nhà nước Âu Lạc sụp đổ vào năm 207 TCN đến năm 39 sau Công nguyên.

Có nhiều thuyết cho rằng giai đoạn này có bắt đầu với các năm khác nhau. Lý do của sự việc này đó chính là việc công nhận hay không công nhận nhà Triệu (của Triệu Đà) là một triều đại "chính thống" trong lịch sử Việt Nam.

_Nếu công nhận: thời kỳ này sẽ bắt đầu từ năm 111 TCN, năm mà nhà Triệu bị Hán Vũ Đế của nhà Hán đánh bại.

_Nếu không công nhận: thời kỳ này sẽ bắt đầu từ khi Triệu Đà đánh bại An Dương Vương năm 207 TCN.

Trong thời kỳ Bắc thuộc này, nước ta được chia thành 9 quận:
  1. Nam Hải (Quảng Đông)
  2. Thượng Ngô (Quảng Tây)
  3. Uất Lâm (Quảng Tây)
  4. Hợp Phố (Quảng Đông)
  5. Giao Chỉ (Bắc Bộ)
  6. Cửu Chân (Thanh Hóa)
  7. Nhật Nam (Nghệ Tĩnh)
  8. Châu Nhai (đảo Hải Nam)
  9. Đạm Nhĩ (đảo Hải Nam)
Nhà Hán đặt mỗi quận có viên thái thú trong coi, giúp việc có các viên thứ sử. Lạc hầu và lạc tướng vẫn được duy trì ở Giao Chỉ và được cha truyền con nối.

Đến năm 34, thái thú mới là Tô Định đã ra sức bóc lột nhân dân Giao Chỉ đến cùng cực. Và điều tất yếu đã đến, khởi nghĩa của Hai bà Trưng năm 40 đã đập tan ách bóc lột dã man của giặc phương Bắc.
Nguồn tham khảo: wikipedia.org
lichsuvietnam.vn
"Các triều đại Việt Nam" - Quỳnh Cư & Đỗ Đức Hùng

Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2015

Nhà nước Âu Lạc (257 TCN - 207 TCN)

Hình thành:
Là triều đại thứ hai trong lịch sử Việt Nam nối tiếp nhà nước Văn Lang. Sau khi Thục Phán đánh bại Hùng Vương thứ 18, nhà nước Âu Lạc được thành lập vào năm 257 TCN. Ông lên ngôi vua và lấy hiệu là An Dương Vương. Đặt tên nước là Âu Lạc (sự kết hợp của người Âu Việt và Lạc Việt), đóng đô tại Cổ Loa (nay là Đông Anh - Hà Nội).

Lãnh thổ:
Âu Lạc
Bản đồ nhà nước Âu Lạc
(nhấp vào để phóng to)
Gồm phía bắc Việt Nam ngày nay và phía nam của tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). 
Ranh giới phía bắc là sông Tả Giang (Quảng Tây), phía nam là dãy Hoành Sơn (thuộc tỉnh Hà Tĩnh ngày nay).

Tổ chức nhà nước:
Tương đối giống với thời Văn Lang với Lạc hầu, Lạc tướng và Bồ chính. Xã hội phân thành 3 giai cấp (vua quan, nhân dân và nô lệ).

Vết tích ngày nay của thời kỳ này là thành Cổ Loa và các mũi tên đồng được khai quật.

Thành tựu:
Đánh đuổi 50 vạn quân Tần do tướng Đồ Thư cầm quân năm 218 TCN, sử dụng chiến thuật đánh du kích để dành thắng lợi.

Suy tàn:
Do chủ quan trong phòng thủ mà An Dương Vương đã để mất Cổ Loa vào tay Triệu Đà của nước Nam Việt vào năm 207 TCN.
Âu Lạc bị sắp nhập vào Nam Việt. Sau này khi Nam Việt bị tiêu diệt bởi nhà Hán thì nước ta rơi vào thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất.

Nguồn tham khảo: wikipedia.org
lichsuvietnam.vn
Hình ảnh: vnmilitaryhistory.net

Văn Lang (2879 TCN - 258 TCN)

Hình thành
Văn Lang là nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, được hình thành vào khoảng năm 2879 TCN và kết thúc vào năm 258 TCN.
Nguyên nhân thành lập nhà nước Văn Lang thì được chấp nhận với một trong hai lý do sau đây:

1. Theo bộ Đại Việt Sử ký toàn thư của sử gia Ngô Sỹ Liên (ở thế kỷ 15) chép rằng: vua Đế Minh sinh ra Lộc Tục, Lộc Tục sinh ra Lạc Long Quân. Lạc Long Quân và vợ là Âu Cơ sinh ra 100 người con, chia ra 50 lên núi và 50 xuống biển. Những người con theo mẹ lên núi thì suy tôn người anh cả lên làm vua và lấy hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang và đóng đô tại Bạch Hạc - Phú Thọ.

2. Theo bộ Đại Việt sử lược (ở thế kỷ 13) thì lại chép rằng: Văn Lang được thành lập bởi thủ lĩnh bộ tộc Văn Lang thu phục các bộ tộc Việt khác (15 bộ) vào khoảng thế kỷ thứ 7 TCN cùng thời với vua Chu Trang Vương (nhà Chu bên Trung Quốc). Người đứng đầu bộ tộc xưng là Hùng Vương, đóng đô tại Văn Lang, về sau gọi là Phong Châu.


Lãnh thổ:

Bản đồ Nhà nước Văn Lang
Bản đồ Nhà nước Văn Lang
(nhấp vào để phóng to) 
Tổ chức nhà nước Văn Lang:
_Đứng đầu là vua Hùng, giúp việc cho vua gồm có các Lạc Hầu và quan Lạc Tướng cai quản các bộ. Dưới Lạc tướng là các Bồ Chính, theo sử thì Hùng Vương có 18 đời vua (danh sách đính kèm).
_Xã hội phân chia thành 3 tầng lớp là: Vua quan, nhân dân và nô lệ. Nô lệ thuộc về vua quan. Nhân dân chủ yếu là làm nghề nông.
Tổ chức nhà nước Văn Lang
Tổ chức nhà nước Văn Lang
Suy tàn:
Cuối thời Hùng Vương, vua quan chỉ lo ăn chơi rượu chè, không lo việc quân việc nước. Năm 258 TCN, Thục Phán đem quân đánh và giành chiến thắng. Sau đó, ông sáp nhập lãnh thổ rồi thành lập nhà nước Âu Lạc.
Nguồn tham khảo: wikipedia.org
Hình ảnh: truongsahoangsa.info